Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Bí kíp xử trí chảy máu cam ở trẻ

Có nên nghiêng đầu bé ra sau hay ngả đầu về trước khi bé bị chảy máu cam không? Hãy cùng bài viết này đi tìm câu trả lời nhé!

Bí kíp xử trí chảy máu cam ở trẻ

Mũi là bộ phận nằm giữa khuôn mặt, có nhiều mạch máu nhỏ li ti nằm bên trong khoang mũi. Nếu khu vực này bị tác động, kích thích hay khô sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện chảy máu cam. Gặp phải tình huống đó, cha mẹ cần giữ bình tĩnh để an ũi, dỗ dành, dời lực chú ý của bé vào những việc khác, tránh bé hoảng sợ khi thấy máu.

Những sai lầm thường thấy của các bậc cha mẹ mắc phải là hay nghiêng đầu trẻ ra sau hoặc dùng bông gòn bịt kín hai lỗ mũi, ngăn máu không trào ra. Thế nhưng, lượng máu cam đó lại chảy ngược vào khoang miệng, men theo yết hầu đi thẳng xuống dạ dày, gây ra các triệu chứng nôn ói, choáng váng, rơi vào trạng thái hôn mê, dẫn đến tử vong.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Con tôi 2 tuổi, rất hay bị chảy máu cam. Xin hỏi nguyên nhân gây bệnh này và cách phòng bệnh. 

(Chị Nguyễn Thị Hồng, Đông Anh).

Chảy máu cam (còn gọi là chảy máu mũi) rất hay gặp ở trẻ em, do mạch máu mỏng và sát với niêm mạc mũi. Mũi là nơi đưa lượng khí vào bên trong cơ thể nên mọi nguyên nhân làm thay đổi hoặc tổn thương khoang mũi đều dẫn tới chảy máu cam. Ngoài nguyên nhân chảy máu do chấn thương từ tai nạn hay va đập mạnh thì nguyên nhân thường gặp là trẻ bị nóng trong người khiến các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trong trường hợp trẻ hay bị chảy máu cam nhưng không phải từ cả hai nguyên nhân trên thì có thể trẻ đã bị bệnh lý về máu, như mắc bệnh hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu hay viêm mũi. Khi đó, cần phải khám, xét nghiệm để điều trị chính xác. Còn một nguyên nhân rất nguy hiểm nữa là u xơ vòm mũi họng. Đây là bệnh lý có thể gây tử vong và tai biến nghiêm trọng nếu lần, số lượng máu chảy ngày càng nhiều.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, cần nhanh chóng cho trẻ cúi đầu ra phía trước, dùng khăn tay hoặc bông y tế bịt lỗ mũi, ngăn không cho máu chảy ra trong vòng 10 phút. Lưu ý, không ngửa đầu trẻ ra đằng sau trong lúc đang chảy máu vì như thế thì máu sẽ chảy xuống phía sau hốc mũi vào dạ dày, gây nôn. Nếu sau 20 phút mà máu trong mũi vẫn chảy thì phải đưa trẻ đến cơ sở y tế. Để phòng bệnh, cha mẹ nhắc trẻ không cậy mũi, tránh va đập mũi; cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau mát, uống nhiều nước, bổ sung thêm Vitamin C nhằm giúp cơ thể không bị nóng, bị khô niêm mạc.