Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chăm sóc da
  • Công trình xây dựng cầu Rạch Miễu nối liền 2 tỉnh

Công trình xây dựng cầu Rạch Miễu nối liền 2 tỉnh

Quá trình xây dựng cầu Rạch Miễu đang diễn ra một cách xuông sẻ, những trụ cột đầu tiền đang dần dần hoàn thành, những cọc trụ lồng thép được đặt xuống theo từng nhịp cây cầu.

Việc xây cầu Rạch Miễu là nhu cầu và cần thiết của rất nhiều người dân. Một cây cầu xây nối liên 2 tỉnh nhằm rút ngắn khoản cách và giao thông của rất nhiều người. Các cọc nhịp cầu đang được xây dựng dần dần và được với những lồng thép được lắp ráp để đổ cọc trụ.

Tất cả cho mục tiêu lao nhịp cầu đầu tiên

Công trình thật sự “nóng” lên khi lần lượt các trụ mố cầu T10, T32, T36, T56, T57 của cầu số 2 phía bờ Nam thuộc địa phận tỉnh Bến Tre đã hoàn thành xong các trụ cọc. Từ đáy sông có độ sâu từ 15 đến 20m, những cây cọc có kích thức 45 x 45, dài 40m được đóng sâu dưới lòng đất, tạo thành thế đứng vững chắc cho mỗi trụ cầu.

Công ty Cầu 14 thi công trụ tháp của cầu Rạch Miễu

Đó là cọc trụ cầu dẫn hai đầu cầu, còn cọc khoan nhồi của cầu chính (cầu dây văng) như giới thiệu của kỹ sư trẻ Phạm Trọng Hiệp, Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ của công trường, đường kính của mỗi cọc là từ 1,5 đến 2m được khoan sâu dưới lòng đất từ 65 đến 90m. Với đường kính và độ dài này, có thể nói cọc khoan nhồi của cầu Rạch Miễu được coi là hiện đại và lớn nhất Việt Nam hiện nay do những kỹ sư trẻ Việt Nam thực hiện.

Có mặt tại công trường từ những ngày đầu khởi công xây dựng, kỹ sư Phạm Trọng Hiệp hiểu khá rõ từng con nước lên xuống mỗi ngày và cả từng vực xoáy, độ sâu trên dọc tuyến trụ cọc của cây cầu.

Khoát tay về hướng cồn Phụng – tại tuyến trụ cầu số 2 vừa mới khoan đại trà các cọc móng - Hiệp giới thiệu: Đoạn sông giáp bờ phía Nam này tuy hẹp vậy chứ nước xoáy dữ lắm. Định vị các tim cọc chỉ sai một ly là coi như lệch cả tuyến. Quy trình thi công được thiết lập theo từng công đoạn: khoan trụ tạo lỗ, lắp đặt lồng thép và đổ bê tông. Cứ mỗi trụ cầu phải thi công 12 cọc như vậy. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm, anh em thi công mỗi lỗ cọc phải mất đến 14 ngày, hiện nay chỉ còn một nửa.

Tại 2 trụ tháp của cầu dây văng, kỹ thuật và quy trình công nghệ đòi hỏi cao hơn vì đây là cọc khoan nhồi có đường kính đến 2m được khoan với độ sâu 90m. Mỗi trụ tháp của cầu dây văng này được khoan tới 20 cọc. Để đảm bảo thi công khối lượng khổng lồ này, hiện Công ty Cầu 12 và Cầu 14 huy động gần 200 kỹ sư và công nhân làm việc liên tục một ngày 3 ca với quyết tâm đến cuối năm 2005 hoàn thành và bàn giao cho các đơn vị thi công hệ thống cáp treo.

Đây là cây cầu được đầu tư theo phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý và chuyển giao (B.O.T), góp vốn từ 3 doanh nghiệp gồm Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1), Cienco 5 và Cienco 6. Mặc dù thời gian đầu triển khai dự án gặp nhiều khó khăn về vốn, thiết kế và thiết bị công nghệ, song đến nay mọi công tác bảo đảm phục vụ cho yêu cầu thi công đều đúng với tiến độ đặt ra.

Hiện 3 tổng công ty đã huy động gần 1.000 cán bộ, công nhân của 11 đơn vị thi công không kể ngày đêm với một quyết tâm lao dầm nhịp đầu tiên đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2 – 9 năm nay. Để bảo đảm cho tiến độ này, công đoạn đúc dầm Super T do Công ty cổ phần Bê tông 620 đảm nhận hiện đã hoàn thành được 25 dầm (mỗi dầm dài 40m, nặng 80 tấn). Đến nay, mọi việc từ thiết kế kỹ thuật, thi công đến tổ chức vận chuyển từ cảng Vĩnh Long về vị trí thi công cầu dài hơn 60km đã được công ty tính toán một cách chi tiết.

    Khẳng định “thương hiệu” thi công cầu Việt Nam

Theo lãnh đạo Công ty TNHH B.O.T Cầu Rạch Miễu, các đơn vị tham gia liên doanh đều là những tổng công ty mạnh của ngành cầu đường Việt Nam đã từng tham gia hàng chục công trình cầu đường khắp cả nước. Mỗi đơn vị đều có một ưu thế riêng tích lũy được trong quá trình thi công cầu đường theo công nghệ tiên tiến của các nước Nhật, Mỹ, Úc, Áo…

Chính vì vậy, khi bắt tay vào thực hiện dự án, đội ngũ kỹ sư của Cienco 1, Cienco 5 và Cienco 6 đã đề xuất một phương án từ khảo sát, thiết kế, đến thi công đều do người Việt Nam trực tiếp thực hiện. Ngay như vật tư và thiết bị thi công cũng chỉ phải nhập một số ít của nước ngoài như: neo, cáp dự ứng lực, cẩu nâng đỡ…

Kỹ sư Phạm Trọng Hiệp cho biết: Đây là công trình do đội ngũ kỹ sư cầu đường Việt Nam thiết kế và thi công nên giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn do thực địa công trường quá phức tạp, phải thay đổi thiết kế liên tục để phù hợp với độ sâu, dòng chảy và tầng địa chất của từng hố móng. Các kỹ sư trẻ trên công trường như Trịnh Hồng Chi, Lê Khắc Sâm, Trần Đức Bá Cao…, đã nghiên cứu và đưa ra nhiều phương án thi công cọc trụ, khoan nhồi không chỉ phù hợp với địa hình thực tế, mà còn bảo đảm được chất lượng của công trình và rút ngắn tiến độ cho từng hạng mục.

Ở hạng mục đúc dầm Super T mà Công ty cổ phần Bê tông 620 đảm nhận, hàng chục sáng kiến, cải tiến rút ra từ công nghệ đúc dầm của Úc đã được những kỹ sư trẻ tại đây ứng dụng thành công. Hiện công ty đặt ra mục tiêu đến đầu tháng 12 – 2005 phải đúc và vận chuyển thành công 255 cây dầm Super T từ cảng Vĩnh Long về vị trí thi công, đảm bảo cho tiến độ lao phóng các nhịp của 2 cây cầu dẫn.

Một ngày trên công trường cầu Rạch Miễu được bắt đầu từ 6 giờ sáng với nhịp điệu sôi động của tiếng động cơ, của các thiết bị thi công, hòa cùng tiếng vọng của búa máy 2 bờ dội lại.

Như để khẳng định quyết tâm của gần 1.000 kỹ sư và công nhân đang thi công trên công trường trong giai đoạn khó khăn này, kỹ sư Nguyễn Duy Thắng, tự hào nói: “Được tham gia xây dựng cây cầu hiện đại và nhiều ý nghĩa này những người thợ trên công trường rất nhiệt tình và phấn chấn. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, cây cầu hiện đại vào bậc nhất trên dòng sông Tiền này sẽ hoàn thành, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cho Bến Tre và khu vực ĐBSCL”.