Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Cách sử dụng cao xương nhựa trị suy nhược cơ thể

Cách sử dụng cao xương nhựa trị suy nhược cơ thể

Cao xương ngựa chứa những dưỡng chất đặc biệt giúp nâng tầm thể trạng, mạnh gân cốt. Đối với những người bị suy nhược cơ thể, cao ngựa giúp ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn, giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Cách sử dụng cao xương nhựa trị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là một dạng bệnh lý về thể chất được đặc trưng bởi cảm giác mệt mỏi tột độ kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc mất năng suất… Những người bị suy nhược cơ thể có thể vượt qua trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể chữa trị trong một thời gian dài. Suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng đến những hoạt động thể chất và tinh thần và nó không cải thiện khi bạn nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng suy nhược cơ thể hiện nay chưa được rõ, nhưng theo giả thiết, suy nhược cơ thể có thể xảy ra do nhiễm trùng cho tới căng thẳng tinh thần. Một số yếu tố cụ thể có thể phổ biến như: cung cấp không đầy đủ các chất dinh dưỡng, làm việc, học tập quá sức, thường hay cảm thấy lo lắng dẫn đến kiệt quệ, mất giấc ngủ, do vừa được điều trị các loại bệnh. Suy nhược cơ thể thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Chữa suy nhược cơ thể

Ngựa là con vật nuôi phổ biến và gần gũi trong đời sống. Thịt ngựa, sữa ngựa có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt.

Gan ngựa luộc ăn chữa tứ chi đau buốt, tâm phiền, mệt mỏi, kinh nguyệt bất thường. Sỏi trong dạ dày và ruột ngựa khi dùng tán bột uống có tác dụng trấn kinh, hóa đờm, giải độc. Phổi ngựa ngâm rượu chữa các bệnh về đường hô hấp…

Cao xương ngựa trị suy nhược cơ thể

Trong y học hiện đại, máu ngựa dùng để bào chế các loại huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh và kháng tụ cầu trùng vàng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn…

Trong y học cổ truyền, xương ngựa, cao xương ngựa được dùng làm thuốc từ lâu đời. Xương ngựa có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương, dùng dưới dạng cao để bồi dưỡng sức khỏe, rất tốt đối với người cao tuổi gầy yếu, mất ngủ, tiêu hóa kém, đại tiện táo, bổ sung canxi phòng ngừa loãng xương, chủ trị cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương…

Cách chế biến

Xương ngựa cần làm sạch hết thịt, gân và mỡ, rửa sạch, tẩy nước gừng, rượu, chẻ ngắn, nhỏ, cho vào xoong, đổ nước ngập xương nấu liên tục trong 24 giờ (luôn giữ nước ngập xương). Lấy nước chiết lần thứ nhất lọc, cô riêng. Tiếp tục nấu để được hai nước chiết nữa.

Dồn các nước chiết lại, cô nhỏ lửa và đánh đều đến khi được cao đặc. Đổ cao vào khuôn. Để nguội, cắt ra từng miếng, gói giấy bảo quản để ở nơi khô và mát.

Cách dùng: Thái cao thành miếng ăn trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng. Hoặc có thể trộn cao với mật ong hấp cách thủy. Liều dùng: người lớn 5-10g/ngày; trẻ em 3-5g/ngày. Hoặc dùng bài: cao ngựa 100g ngâm với 1.000ml rượu 40 độ để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml (không dùng cho trẻ em).

Xương ngựa sau khi nấu cao có thể đem rửa sạch, phơi khô, nung xương ở lò than đang cháy đỏ trong 15 phút. Xương nung xong trở nên nhẹ, xốp, trắng như thạch cao, dễ vỡ. Cho xương đã nung vào máy xay hoặc cối giã rồi rây thành bột mịn. Đổ bột này vào nước sạch với tỷ lệ 0,5kg bột xương với 1.500ml nước.

Đun sôi trong 1 giờ. Để nguội, gạn lấy bột đem phơi hoặc sấy khô. Rây mịn. Bảo quản, tránh ẩm mốc. Ngày uống 5-10g, có thể thêm đường cho dễ uống. Bột xương ngựa là thuốc bổ xương, mạnh gân cốt, chữa bệnh đường tiêu hóa, đau dạ dày, đại tiện lỏng.