Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ẩm thực
  • Về miền Trung thưởng thức 'bánh đập'

Về miền Trung thưởng thức 'bánh đập'

Món ăn được kết hợp từ bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với các nguyên liệu như: thịt lợn luộc, lòng, thịt nướng hay ăn không với mắm nêm.

Đi dọc các tỉnh miền Trung từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trên những gánh hàng rong hay trong các chợ huyện, bạn sẽ được nếm thử món bánh dân dã nhưng độc đáo và ngon miệng này.

Là món ăn dân dã, nhưng bánh đập lại có cách chế biến rất công phu và mất nhiều thời gian. Nếu thưởng thức món ăn này trong các hàng quán ở phố huyện, bạn sẽ được tận mắt quan sát quá trình chế biến món bánh đập nổi tiếng của người miền Trung.

Chủ nhân của các hàng quán bán món này thường bán các món ăn này là các Mệ (Bà) đã lớn tuổi. Sở dĩ có điều đó, theo nhiều người giải thích là do quá trình chế biến món ăn này đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và sự tinh tế.

Ngoài phần bánh tráng được nướng sẵn, bánh ướt luôn được làm tại hàng ăn để phục vụ thực khách vì theo nhiều người, chỉ khi ăn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn này. Bột để làm bánh ướt là bột gạo ngâm rồi xay nhuyễn. Bột gạo trước khi tráng được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định để bột không quá loãng hoặc quá đặc. Thêm vào đó, trước khi tráng phải khuấy nhẹ bột đều tay để bột dậy thì khi tráng bánh mới mềm dẻo và không bị hạt cát.

Trong quá trình khuấy bột, nồi hơi tráng bánh cũng được làm nóng đến nhiệt độ thích hợp. Trước khi tráng, nồi hơi được thoa qua một lớp nước lọc cho phần vải thấm mềm, thoáng hơi. Sau đó người bán sẽ múc một thìa bột và dàn đều ra trên miếng vải của nồi hơi. Chỉ tầm khoảng 2 phút là bánh chín, lúc đấy khéo léo dùng que tre mỏng, dỡ bánh lên trên một ống tre.

Bánh sau đó được trải lên trên chiếc bánh tráng nướng, dàn đều mỡ hành lên trên là hoàn tất. Khi này bạn đã có thể thưởng thức những chiếc bánh nóng hổi, vừa giòn vừa mềm lại hơi beo béo thơm ngon.

Món ăn là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển.

Khi ăn món này, bạn có thể ăn bánh không với nước hấm hoặc ăn kèm với thịt nướng, thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Gấp đôi miếng bánh, chấm vào chén mắm nêm và thưởng thức. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng rất thích thú.

Nếu có dịp đi du lịch đến các tỉnh ven biển miền Trung, ngoài việc tham quan những cảnh đẹp, thưởng thức những món hải sản phong phú ở đây bạn đừng quên tìm kiếm và nếm thử một lần món bánh đập dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà khó quên của người dân nghèo miền Trung.