Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Trẻ kén ăn, ăn thiên lệch có phải là bệnh?

Trẻ kén ăn, ăn thiên lệch có phải là bệnh?

Ngày nay, ở cả nông thôn và thành thị, người ta đều có thể bắt gặp những đứa trẻ hoặc là gầy nhẳng, hoặc béo ục ịch. Ngoài các yếu tố bệnh tật và di truyền, một nguyên nhân quan trọng nữa đó là do trẻ quá kén ăn hoặc ăn thiên lệch.
Thế nào là kén ăn và ăn thiên lệch?

 

Thế nào là kén ăn và ăn thiên lệch?

Việc chọn lựa món ăn là rất thường gặp vì mỗi người đều có khẩu vị và sở thích riêng. Tuy nhiên, xét về góc độ dinh dưỡng, nếu trẻ em có các biểu hiện không chịu ăn hoặc ăn ít một nhóm khẩu phần nào đó thì sẽ bị coi là kén ăn và ăn thiên lệch.

Biểu hiện rõ nhất của kén ăn và ăn thiên lệch ở trẻ là không thích uống sữa, không thích ăn rau xanh, không thích ăn món ăn tanh, không thích ăn hoa quả, chỉ thích ăn vã thức ăn mà không chịu ăn cơm, hoặc chỉ thích ăn những món khoái khẩu như đồ ngọt, đồ chiên rán như đùi gà, cánh gà rán, sườn rán, khoai tây chiên, thức ăn đóng gói nhỏ hoặc các loại nước có gas…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Bữa ăn hàng ngày được coi là đủ chất nếu trẻ được cung cấp các thực phẩm bổ dưỡng từ 4 nhóm thức ăn chính là rau-củ-quả, ngũ cốc, sữa hoặc chế phẩm sữa, thịt và các thực phẩm thay thế… Tuy nhiên, bất cứ khi nào thấy trẻ không thích ăn hoặc hoàn toàn không chịu ăn một loại hay một nhóm thực phẩm nào đó, ví dụ không ăn rau xanh hoặc ăn rất ít; hoàn toàn không ăn thịt lợn, thịt bò, chỉ ăn thịt gà... thì đó là lúc các bậc phụ huynh cần ngăn chặn và thay đổi, tránh hình thành thói quen xấu: kén ăn hoặc ăn thiên lệch ở trẻ.

Kén ăn, ăn thiên lệch có đáng lo ngại?

Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới và trong nước về nhi khoa và tâm lý trẻ em chỉ ra rằng: Kén ăn, ăn thiên lệch đều là biểu hiện điển hình của chứng biếng ăn ở trẻ.

Khi trẻ quá kén chọn thức ăn, chúng sẽ có ác cảm với thức ăn khi được ăn những thức ăn mới. Chúng sẽ khó chịu, nhè thức ăn ra hoặc ọe và ói. Chúng sẽ từ chối không ăn nữa và có khuynh hướng đồng hóa ác cảm này với các thức ăn có cùng màu, hình dạng và mùi vị. Nhiều trẻ luôn sợ phải thử thức ăn mới… Đối với những trẻ này, cha mẹ phải giúp trẻ giảm ác cảm từ từ với thức ăn. Nếu trẻ nôn oẹ cần dừng ngay thức ăn đó lại. Nếu trẻ nhăn mặt, nhè thức ăn nên cho trẻ ăn từng ít một. Mỗi ngày ăn tăng thêm một chút, sau dần trẻ sẽ quen và ăn thức ăn đó nhiều hơn.

Các bác sỹ nhi khoa cho biết: Kén ăn hoặc ăn thiên lệch không chỉ gây thiếu hụt dinh dưỡng ngắn hạn, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể béo phì mà còn gây ra các biến chứng lâu dài, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Nghiêm trọng hơn, sự kén ăn của trẻ có thể dẫn đến nguy cơ bị chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mạn tính...

Rõ ràng, cả kén ăn và ăn thiên lệch đều là những thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu cân đối về dinh dưỡng. Nếu tiếp diễn lâu ngày sẽ thành bệnh, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con trẻ. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các bậc cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen ăn uống điều độ, cân bằng, đủ chất. Đồng thời, bổ sung những vi chất quan trọng như Kẽm, Selen nguồn gốc thực vật, L- Lysin, Taurin và Vitamin nhóm B, kích thích trẻ thèm ăn tự nhiên, ăn đa dạng các nhóm thực phẩm để trẻ có được một nền tảng sức khỏe tốt nhất!