Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Giảm cân
  • TP. Hồ Chí Minh: Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò sữa

TP. Hồ Chí Minh: Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò sữa

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa TP. Hồ Chí Minh đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Trong đó, cơ cấu chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng chăn nuôi công nghiệp, định hình được vùng sản xuất chăn nuôi an toàn, bò sữa cao sản.

Ảnh minh họa (Ảnh: tuoitre.vn)

 

Số lượng đàn bò sữa không ngừng tăng nhanh

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2000-2013, đàn bò sữa của Thành phố (TP) đã tăng 296,39%, năng suất sữa tăng 50,24% so với năm 2000. TP là một trong những nơi cung cấp con giống cho nhiều địa phương trong cả nước, bình quân 10.000-15.000 con/năm. Riêng năm 2013, đã cung cấp 24.000 con giống cho các tỉnh lân cận phía Bắc.

 

Cụ thể, năm 2000, tổng đàn bò sữa trên địa bàn TP là 25.089 con, đến năm 2013 đạt 99.451 con. Trong đó, bò cái vắt sữa tăng từ 11.951 con lên 46.580 con năm 2013 (tăng 289,76%). Năng suất sữa bình quân từ 3.835 kg/năm, tăng lên 5.559 kg/năm/con. Quy mô chăn nuôi bình quân từ 3,5 con/hộ, đến năm 2013 là 11,81 con/hộ. Quy mô dưới 10 con/hộ đã giảm còn 27%.

Giai đoạn 2001-2013 đã sản xuất được 2,163 triệu tấn sữa tươi hàng hóa, chiếm 70,33% tổng sản lượng sữa của cả nước, với giá trị khoảng 10.833 tỷ đồng; góp phần giảm tỷ lệ nhập khẩu sản phẩm sữa hàng năm từ 90% xuống còn 70%. Hàng năm, TP cung cấp bình quân 15.000 – 20.000 con giống bò sữa. Riêng năm 2013 đã cung cấp 24.000 con giống bò sữa.

Phương thức sản xuất từng bước thay đổi từ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, truyền thống, chuyển sang chăn nuôi tập trung, cải tiến chuồng trại, đầu tư đồng bộ, ứng dụng cơ giới hóa khâu vắt sữa, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ cho đàn bò. Diện tích trồng cỏ từ 500ha năm 2001 tăng lên 4.000ha năm 2013. Năng suất bình quân 230-250 tấn/ha với các giống cỏ Úc, cỏ hỗn hợp, VA06, voi xanh, Mulato II,…Sản lượng cỏ cung cấp ước đạt 950.000 – 1.000.000 tấn/năm. Tỷ lệ sử dụng cơ giới hóa chiếm trên 30%, biogas 23,7% (quy mô nuôi trên 10 con).

Để có được thành quả trên, thời gian qua, TP đã không ngừng cải tiến phương thức chăn nuôi theo hướng tăng quy mô đàn trên từng hộ chăn nuôi; thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng tiên tiến, từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Từ đó, nâng cao chất lượng đàn bò, kiểm soát ô nhiễm môi trường và phát triển theo hướng ổn định. Bên cạnh đó, hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ xây dựng hệ thống biogas, dự án cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa, giúp cải thiện điều kiện sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tái sử dụng nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt gia đình, hướng đến phát triển bền vững.

Song song với đó, thiết lập hệ thống quản lý cá thể và giống bò sữa thống nhất từ nông hộ đến cơ sở quản lý và kiểm định giống. Tổ chức bình tuyển đàn bò sữa, trên cơ sở đó khuyến cáo người dân tái cấu trúc đàn bò sữa. Đến nay, cơ cấu đàn bò sữa của TP với đàn bò cái sinh sản 62,53%, đàn vắt sữa 46,82%.

Thành phố đã tổ chức quản lý các dòng sữa bò của các đơn vị kinh doanh tinh bò sữa và các công ty thu mua sữa trên địa bàn. Các đơn vị đã cung cấp 1.707.636 liều tinh bò sữa, trong đó nguồn tinh trong nước chiếm 72,04%, nhập khẩu chiếm 27,96%. Ngoài ra, TP đã chủ động thực hiện Chương trình nhập nôi, cải thiện chất lượng đàn giống bò sữa TP với các dòng tinh bò sữa cao sản nhiệt đới của Israel có tiềm năng năng suất trên 13.000 lít sữa/chu kỳ.

Bên cạnh đó, công tác thú y phục vụ phát triển bò sữa – kiểm soát, giám sát dịch tễ đàn bò sữa và công tác an toàn thực phẩm trong chăn nuôi bò sữa luôn được chú trọng. Công tác quản lý dịch tễ đàn bò sữa, tiêm phòng miễn phí cho đàn bò sữa với bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng đảm bảo được tăng cường,…

Mặt khác, TP không ngừng đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, tập huấn, thông tin quảng bá, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa; đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi, đồng cỏ thâm canh, xử lý nước thải và phối trộn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh theo nhu cầu sản xuất và vùng nguyên liệuPhối hợp với các đơn vị thu mua sữa nguyên liệu hỗ trợ kiểm soát việc chấp hành tiêm phòng trên đàn bò sữa, kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đánh giá tình trạng viêm vú trên đàn bò, cấp phát khay thử hóa chất, hướng dẫn đọc kết quả CMT,…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Thông qua đó đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, ổn định nguồn cung ứng cho thị trường sữa.

Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hợp tác với Trung tâm hợp tác quốc tế thực hiện dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại của Chính phủ Israel để triển khai đầu tư và khánh thành Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF, công nghệ Israel) với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng. Bước đầu đã nâng năng suất sữa bình quân toàn đàn 23,5 kg/con/ngày; thời gian duy trì khai thác sữa cao (trên 19kg/con/ngày) được kéo dài từ 5-6 tháng/chu kỳ; khoảng 60% bò lên giống lại trong thời gian từ 60-90 ngày sau khi sinh; tỷ lệ viêm vú giảm xuống còn 5-7%, chất lượng sữa được cải thiện.

Cần có quy hoạch cụ thể vùng chăn nuôi bò sữa công nghiệp

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa 
của TP vẫn còn nhiều khó khănchưa thật sự hiệu quả so với tiềm năng. Trong đó, người chăn nuôi bò sữa vẫn chưa áp dụng triệt để các kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác bò sữa; chưa tạo được sự cân đối trong tỷ lệ thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chưa áp dụng các biện pháp sơ chế thức ăn xanh như: băm, ủ cỏ, tận dụng hết lượng cỏ.

Công tác kiểm tra, kiểm định còn chưa được chú trọng; hoạt động quản lý, theo dõi đàn tại các nông hộ và cải thiện chất lượng giống vẫn còn hạn chế. Một số ít người dân chưa mạnh dạn loại thải những con bò có năng suất thấpít quan tâm đến việc tính toán chi phí đầu tư để hạ giá thành. Mạng lưới dẫn tinh viên tại TP đông và đều khắp, tuy nhiên, chưa có các quy định của Nhà nước để quản lý chặt chẽ. Các chi phí đầu vào như: thức ăn hỗn hợp, các loại phụ phế phẩm, vận chuyển, vật tư chăn nuôi, thuốc thú y,…luôn biến độngđã làm người chăn nuôi không đủ sức trang trải chi phíngại đầu tư.

Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình phát triển bò sữaSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có quy hoạch cụ thể vùng chăn nuôi bò sữa công nghiệpđầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng đã quy hoạch để thu hút đầu tư. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc kiểm soát chất thải, nước thải đối với hoạt động chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa.

Bên cạnh đó, cần có chương trình quốc gia cải thiện chất lượng đàn bò sữa (như chương trình cải thiện đàn bò sữa theo phương pháp DHI). Đào tạo kỹ thuật viên kiểm định giống chuyên sâu trong nước và nước ngoài về nghề chăn nuôi bò sữa cho các địa phương. Ngoài ra, cần kiểm tra, đánh giá chất lượng các dòng tinh bò sữa nhập vào Việt Nam nhằm khuyến cáo cho các địa phương; ban hành quy chế hành nghề kỹ thuật viên gieo tinh nhân tạo gia súc, trong đó có gieo tinh nhân tạo trên bò sữa./.