Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Giảm cân
  • Thanh Hóa: Không chủ quan an toàn hồ, đập

Thanh Hóa: Không chủ quan an toàn hồ, đập

“Dù số lượng hồ, đập thủy điện đang vận hành không nhiều so với các địa phương trên cả nước, song không vì thế mà chính quyền địa phương và các chủ hồ, đập xem nhẹ công tác bảo đảm an toàn, phòng chống bão lụt”- ông Trương Văn Tuyên- Trưởng phòng Mỏ và Đầu tư (Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa)- khẳng định với phóng viên.

Lên phương án chủ động với các tình huống

Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 14 dự án, công trình thủy điện. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 3 dự án thủy điện hoàn thành và đi vào hoạt động, gồm: thủy điện Cửa Đạt (97MW); Bá Thước 2 (80MW) và Sông Mực (2 MW). 5 dự án khác đang trong quá trình đầu tư xây dựng là các dự án thủy điện: Trung Sơn (260MW), Hồi Xuân (102MW), Bá Thước 1 (60MW), Dốc Cáy (15MW) và Trí Năng (3,6MW).

Ngoài ra, trên địa bàn còn có hàng chục công trình hồ thủy lợi, đặc biệt là hồ Cửa Đạt tại huyện Thường Xuân, trên lưu vực sông Chu với dung tích 1,5 tỷ m3 nước…

Để bảo đảm an toàn hồ đập, phòng chống lụt bão (PCLB), từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, chỉ đạo và đôn đốc các chủ hồ, đập thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Ông Trương Văn Tuyên cho biết: Từ tháng 4/2014, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức kiểm tra, rà soát và đôn đốc các chủ hồ, đập thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn mùa mưa bão. Yêu cầu các chủ hồ, đập thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt để góp phần giảm lũ cho hạ du trong tình huống mưa lũ. Đồng thời, rà soát, lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo phía hạ lưu nhà máy thủy điện, phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền, giải thích cho người dân về quy trình vận hành hồ thủy điện và cách nhận biết các tín hiệu khi hồ chứa xả lũ để không xảy ra những tình huống đáng tiếc. Đặc biệt, yêu cầu các chủ hồ, đập thủy điện phải xây dựng phương án PCLB vùng hạ du nhà máy để Sở Công Thương thẩm định, phê duyệt, làm căn cứ cho công tác PCBL trong mùa mưa bão hàng năm. Cũng theo ông Tuyên, hiện tất cả các chủ hồ, đập thủy điện đã thực hiện nghiêm túc.

Ông Cầm Bá Xuân - Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân - cũng nhấn mạnh, công tác PCLB, giảm nhẹ thiên tai được lãnh đạo huyện xem là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, đặc biệt là bảo đảm an toàn hồ, đập và vận hành công trình hồ thủy lợi- thủy điện Cửa Đạt. Huyện đã phối hợp với chủ hồ Cửa Đạt là Công ty Sông Chu thành lập Ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Cửa Đạt với sự tham gia của lãnh đạo huyện, cán bộ phòng nông nghiệp, công an và lãnh đạo các xã vùng hạ du. Hàng năm, huyện đều tổ chức diễn tập PCLB cho các lực lượng tham gia công tác này cũng như người dân vùng hạ du. Cùng với đó, công tác “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; hậu cần tại chỗ và phương tiện tại chỗ) được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm ứng phó kịp thời với những tình huống mưa, lũ xảy ra.

Phóng viên tác nghiệp tại hồ Cửa Đạt

Ông Trương Văn Tuyên - Trưởng phòng Mỏ và Đầu tư (Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa):

Để bảo đảm an toàn hồ, đập, PCLB, từ nhiều năm nay, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, chỉ đạo và đôn đốc các chủ hồ, đập thực hiện đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng và vận hành công trình thủy điện, thủy lợi.

Chủ hồ, đập không chủ quan

Tại công trình hồ Cửa Đạt, ông Lê Văn Đố- Giám đốc Ban quản lý Cửa Đạt (Công ty sông Chu) đã giới thiệu phương án và việc đầu tư trang thiết bị nhằm bảo đảm tốt nhất cho công tác an toàn hồ, đập thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt… Theo đó, công trình thủy lợi Cửa Đạt có lưu vực 5.708km2 trên lưu vực sông Chu, chủ yếu là miền núi phía nước Lào và thượng nguồn phía tây của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đổ về, lòng sông dốc, nước tập trung nhanh, khi bão đổ bộ vào Bắc miền Trung thường gây mưa to và rất to trong đất liền nên dễ xảy ra lũ quét… Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt đã được khởi công xây dựng từ ngày 2/2/2004 đến tháng 11/2010 bắt đầu đưa vào khai thác và sử dụng với dung tích 1,5 tỷ m3 nước, tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862 ha đất canh tác, cấp nước công nghiệp và sinh hoạt cho 7 huyện Thanh Hóa, kết hợp phát điện với công suất 97MW bổ sung nguồn cung cấp cho lưới điện quốc gia trung bình khoảng 430 triệu kWh/năm. Đồng thời, công trình còn có nhiệm vụ bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái, cắt giảm lũ cho vùng hạ du.

Theo ông Lê Văn Đố, cùng với việc thực hiện chỉ đạo của các bộ, ngành về công tác an toàn hồ, đập, Công ty sông Chu còn thực hiện nghiêm vận hành hồ, đập, xả nước theo quy trình vận hành đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Hiện quy trình vận hành liên hồ giữa hồ Cửa Đạt và hồ Hủa Na (trên thượng nguồn) đã lên phương án vận hành và đang đợi Chính phủ phê duyệt…

Thực tế tại Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 với công suất 80MW (huyện Bá Thước) do Công ty CP thủy điện Hoàng Anh Thanh Hóa làm chủ đầu tư. Hiện chủ đập đã thực hiện đầy đủ các công tác cần thiết về an toàn đập (đăng ký, kiểm định an toàn đập, có phương án bảo vệ công trình, quy trình điều tiết vận hành hồ chứa…). Do đây là công trình mới được đầu tư xây dựng nên hồ, đập bảo đảm chất lượng, tuy nhiên chủ đầu tư cũng đã xây dựng phương án để đối phó với những tình huống khẩn cấp…