Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Thế nào là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển? Tất cả bao gồm bao nhiêu loại thường được sử dụng tới? Đây là thắc mắc mà không ít chủ hàng vẫn thường xuyên tìm kiếm câu trả lời.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển?

Thời buổi mà các dịch vụ vận tải đường biển ồ ạt xuất hiện ngoài thị trường, mục đích là để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân và doanh nghiệp là chủ hàng đang cần giao nhận hàng hóa. Để việc hợp tác giữa hai bên được kiểm soát tốt, có căn cứ trong thỏa thuận với nhau, việc ký kết hợp đồng là việc làm cần thiết.

Theo Điều 70 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng xếp hàng đến cảng trả hàng”. Tiếp đó, theo Điều 71 của Bộ luật, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được phân chia thành hai loại:

1-/ Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển:

Là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hình thức loại hợp đồng này do hai bên thỏa thuận. Sở dĩ loại hợp đồng này có tên gọi như vậy vì bằng chứng của loại hợp đồng này thường thể hiện dưới dạng chứng từ như vận đơn hoặc giấy gửi hàng do người vận chuyển cấp cho người thuê vận chuyển.

2-/ Hợp đồng vận chuyển theo chuyến:

Là loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần cụ thể của con tàu để vận chuyển hàng hóa theo chuyến đó. Hình thức loại hợp đồng này bắt buộc phải bằng văn bản. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, các giao dịch bằng fax, email, điện tín, telex cũng được coi là bằng văn bản.

3-/ Trong thương mại và hàng hải quốc tế ngoài hai loại hợp đồng như trên còn có loại hợp đồng vận chuyển đường biển nhiều chuyến liên tục (thường áp dụng cho vận chuyển hàng rời, khối lượng lớn, giao hàng trong một khoảng thời gian dài) gọi là Contract of Affreightment, viết tắt là COA.

4-/ Một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển nữa cũng có thể thấy trong thương mại hàng hải quốc tế gọi là Trip Charter hay còn gọi là Trip Time Charter. Đây là dạng hợp đồng thuê tàu định hạn theo chuyến (không thuê theo thời gian nhiều chuyến – period). Thuật ngữ này đôi khi còn dùng để nói về hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter).