Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Đi tìm nguồn thực phẩm của tương lai

Đi tìm nguồn thực phẩm của tương lai

Trong 40 năm tới, dự đoán dân số thế giới sẽ đạt con số 9 tỷ người. Điều đó cũng có nghĩa nhu cầu lương thực ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong nhóm các thực phẩm đáp ứng “cơn khát” của lương thực toàn cầu, đậu nành được xem là điểm sáng.

Vì sao là đậu nành?

Đậu nành đã được sử dụng lâu dài tại nhiều quốc gia Châu Á bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào sánh ngang với các loại thịt, cá mà lại không chứa cholesterol gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Những dưỡng chất trong đậu nành như protein chất lượng cao (33%), acid béo không no (40%) và hơn 30 vitamin, khoáng chất… cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và giúp giảm các triệu chứng bệnh tim mạch từ 8-16%.

Hoạt chất Isoflavones trong đậu nành là một chất chống oxy hóa, có tác dụng che chở các tế bào khỏi những tổn hại, giúp phòng ngừa các bệnh ung thư. Trong tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế “Đậu nành – Thực phẩm vàng của thế kỷ 21” do Vinasoy tổ chức, TS. Mark Messina, Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ, đã khẳng định sử dụng đậu nành thường xuyên có thể giúp giảm 13% tỷ lệ tử vong nói chung, giảm 17% tỷ lệ tử vong do ung thư vú và giảm 25% nguy cơ tái phát ung thư vú.

Đối với nam giới, đậu nành đã được chứng minh là không ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của tinh trùng mà còn giúp giảm 25% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Đậu nành cũng được biết đến như một liệu cải thiện vẻ đẹp làn da cho phụ nữ nhờ tác dụng của hoạt chất Isoflavones trong việc giảm độ sâu của các nếp nhăn, tăng độ săn chắc và đàn hồi của da, cải thiện màu và khả năng giữ ẩm cho da.

 

Hoạt chất Isoflavones trong đậu nành là bí quyết khỏe đẹp của phụ nữ

Không chỉ mang lại những lợi ích cho con người, đậu nành còn có hiệu quả trong việc cải tạo “sức khỏe” cho đất nông nghiệp nhờ quá trình cố định đạm thông qua chuyển hóa ni-tơ tự nhiên. Cũng tại hội thảo “Đậu nành – Thực phẩm vàng của thế kỷ 21”, TS. Vương Đình Trị - TT Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ - ĐH Missouri cho biết: “Trồng đậu nành đan xen với các loại nông sản khác giúp tăng năng suất của nông sản lên 5 -10%/hecta, giảm xói mòn đất, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm khả năng tăng trưởng của cỏ dại”.

Đó là những lý do khiến đậu nành trở thành một thành phần then chốt cho nguồn cung thực phẩm ở thế kỷ 21 cho mọi người.

Xu hướng sản xuất và tiêu thụ đậu nành trên toàn cầu

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các sản phẩm chế biến từ đậu nành cũng ngày một đa dạng, tinh tế và tiện lợi hơn. Bên cạnh đậu hũ, tàu phớ, sữa đậu nành, các món chấm lên men, các món ăn theo truyền thống, đậu nành được hiện đại hóa với các sản phẩm tiện lợi như phô mai, yaourt, snack đậu nành, thực phẩm chức năng từ đậu nành…

Đáp lại những nỗ lực sáng tạo của các nhà sản xuất, sản lượng tiêu thụ đậu nành, đặc biệt là sữa đậu nành, trên thế giới đang ngày một tăng cao. Theo thống kê, lượng tiêu thụ sữa đậu nành toàn cầu đạt mức 17,5 tỉ lít vào năm 2013 và được dự đoán sẽ lên tới 18,3 tỉ lít vào năm 2016. Là thị trường quen thuộc với sản phẩm sữa đậu nành nhưng tiềm năng phát triển của sản phẩm này ở Châu Á vẫn đang tăng trưởng mạnh, trong đó Việt Nam hiện đang là nước đứng thứ 4 trên thế giới về sản lượng tiêu thụ sản phẩm này. Ở các nước phương Tây, dù phải đứng trước thách thức từ việc người tiêu dùng không quen với mùi vị sữa đậu nành, nhưng sản phẩm này cũng được ghi nhận có tiềm năng phát triển mạnh, đáng kể là Italia, với mức tiêu thụ sữa đậu nành được dự đoán sẽ tăng khoảng 18 triệu lít trong thời gian từ năm 2013 đến 2017.

Như vậy, từ một thực phẩm truyền thống của châu Á, đậu nành đang dần chiếm lĩnh vai trò dẫn đầu xu hướng xanh toàn cầu nhờ vào giá trị dinh dưỡng dồi dào và những cách chế biến phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng trong thời đại mới, xứng đáng với vị thế nguồn thực phẩm quan trọng cho tương lai.