Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Du lịch
  • Đến thăm những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội

Đến thăm những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội

Phật giáo là một trong những tôn giáo được nhiều người dân Việt Nam chọn làm tín ngưỡng, cũng chính vì vậy các công trình chùa chiền ở Việt Nam cũng rất được quan tâm và chú trọng. Đây cũng chính là nơi tôn vinh các giá trị đời sống tinh thần của người Việt.

Chùa Hương


Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Tích, nằm cách Hà Nội 60km về phía Tây Nam. Không chỉ hấp dẫn du khách vẻ đẹp mà nơi đây còn in đậm dấu tích văn hóa của nhiều giai đoạn lịch sử. Chùa Hương chính là sản phẩm kết tinh giữa trí tuệ và tình cảm của nhân dân lao động đã phản ánh được cuộc sống của mọi thời đại. Các cổ vật ở chùa Hương có khá nhiều như bia dá, bia trụ, bia mài khắc trên đá…

Hàng ngày cứ vào độ từ trước rằm tháng Giêng đến rằm tháng Ba Âm lịch người tham gia lễ hội chùa Hương khá đông. Du khách sẽ được tham gia các khu du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động... 

Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, nơi đây được xem như một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Năm 2012 chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.

Chùa Một Cột được xây ở giữa hồ nước thả sen, mỗi cạnh hồ 20m, có tường thấp bao xung quanh. Chùa Một Cột mang đậm tính triết lí nhân văn với vòng ngoài hình vuông tượng trưng cho âm, và cột hình tròn tượng trưng cho dương, trong âm có dương, trong dương có âm. Đây là quy luật tuần hoàn tương sinh, tương khắc của vũ trụ. Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo có bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Trụ đá gồm hai khối gắn liền với nhau, đường kính 1,2m, cao 4m.

Đến thăm chùa Một Cột du khách sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi chùa kiên cố, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Lối đi lên chùa là một cầu thang nhỏ làm bằng gạch. Phần trên thân trụ gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ. Ở vị trí cao nhất, tượng Phật Quan Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng.

Chùa Phúc Khánh

Chùa thường được gọi là chùa Sở, năm 1988 chùa được công nhân là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đây là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội, vào dịp đầu năm có rất đông người đến đây dâng sao giải hạn. Chùa có lối kiến trúc đặc sắc, thu hút đông đảo người đến tham quan. Điện Phật được bài trí rất tôn nghiêm. Ở đây có nhiều tượng phật và bia đá có giá trị nghệ thuật cao.

Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm gần bờ sông Hồng, được xây dựng từ thời Lý Nam Đế tại thôn Yên Hoa. Đây là một trong những ngôi chùa mang đậm dấu ấn lịch sử. Vào ngày lễ tết, các vua chúa thường đển thưởng ngoạn, vãn cảnh, cúng lễ, Tết.

Chùa Trấn Quốc có kiến trúc hài hòa với phong cảnh hồ nước mênh mông, trong chùa có những phong tượng đẹp mắt có giá trị nghệ thuật cao và lưu dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử. Trước chùa có cây bồ đề chiết từ cây tổ ở Bồ Đề đạo tràng, do Thủ tướng Ấn Độ tặng năm 1959. Tòa tháp lục độ bằng gạch đỏ chính là điểm nhấn của chùa và cả Hồ Tây.

Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên còn có tên gọi khac là chùa Đại Bi, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Tên gọi Kim Liên nghĩa là bông sen vàng, loài hoa biểu tượng cho đạo Phật, sự thanh tao, cao quý.  Chùa Kim Liên được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất ở nước ta, mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, được ví như một bông sen giữa lòng Hà Nội.

Chùa Kim Liên mang một nét kiến trúc cổ kính của cung đình với hình ảnh rồng hoa lá uốn lượn tinh xảo, uyển chuyển trên các cột, mái vòm. Chùa được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Ba nếp chùa được kết cấu theo hình chữ tam, ngăn cách với nhau bởi tường gạch có cửa sổ lồng chữ nhà Phật.

Đi lễ chùa là một trong những phong tục không thể thiếu của người dân miền Bắc. Trải qua nhiều năm văn hiến, nhưng Hà Nội vẫn còn giữ được nhiều ngôi chùa, đình đền linh thiêng, gắn bó với con người và thể hiện hồn cốt của người Hà Nội. Việc đi lễ chùa không chỉ cầu phúc cho gia đình mà còn để hướng về cội nguồn và những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc.