Hướng dẫn làm đẹp
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Sức khỏe
  • Dạy ngôn ngữ đúng cách cho trẻ tự kỷ

Dạy ngôn ngữ đúng cách cho trẻ tự kỷ

Để từng bước giúp trẻ tự kỷ giao tiếp được với xã hội phải dạy cho trẻ tự biết cách học nghe, học nói, học các từ ý nghĩa ngắn gọn với các tình huống nhất định, bắt chước âm thanh,...
Theo bác sĩ Trang ở bệnh viện Nhi Đồng Tp HCM cho biết là trẻ tự kỷ gặp về đề về trí não nên có các dấu hiệu về rối loạn ngôn ngữ, khó có thể diễn đạt được những gì mình muốn, bị lặp từ, đảo từ, nói không đúng hoàn cảnh, không tiếp xúc được bằng mắt, không có dấu hiệu quay lại khi gọi tên như bị câm điếc bẩm sinh,  chơi trò chơi một cách rập khuôn, thích chơi một mình, ghét và sợ hãi mọi thứ xung quanh, thích xoay vòng tròn một thứ đồ chơi nào đó.
 
 
 
Để có thể giúp trẻ tự kỷ có thể giao tiếp tốt hơn thì phụ huynh phải kiên trì tập luyện cho trẻ học cách nghe theo phương pháp của chị Nguyễn Thị Hòa chuyên viên âm ngữ học.
 
-Để học cách nghe cho trẻ tự kỷ càng phải có một phòng yên tĩnh , giảm thiểu tối đa các tác động âm thanh, tiếng ồn ngoài môi trường.Dùng toàn bộ dấu hiệu có thể nhận biết được để gia tăng sự chú ý ở trẻ vì trẻ tự kỷ thường gặp về vấn đề tập trung, cần phải tạo sự chú ý bằng cách chạm vào tai để nghe, chỉ vào má để nhìn.
Nên sử dụng tên của trẻ để mở đầu câu nói: Ví dụ “Quân nghe mẹ nào”
 Cho trẻ nghe các loại âm thanh với cường độ khác nhau giúp trẻ tăng khả năng nhận biết và tiếp thu được đa dạng hơn. Dùng các loại hình giao tiếp bằng âm thanh và hành động để giúp trẻ dễ hình dung hơn.
Tập cho trẻ ngồi yên, nhìn, nghe trong thời gian ngắn và bắt đầu tăng dần thời gian lên bằng cách cho trẻ tự kỷ chơi những trò chơi mà trẻ thích.
Sử dụng các loại băng đĩa nhạc để kích thích khả năng nhận dạng âm thanh của bé. Cho bé bắt chước các con vật theo hành động và âm thanh.
- Dạy trẻ tự kỷ cách nhìn mặt đối mặt 
Ngồi đối diện và ngang tầm với trẻ, có thêm các loại đồ chơi trẻ thích, hoặc đồ chơi có màu sắc hấp dẫn, hoặc chơi trò thổi bóng kích thích khả năng nhìn và sờ của trẻ.
Tạo sự khác biệt bằng cách mang mặt nạ, mũi chú hề, cười thật tươi khi trẻ nhìn mình 
Chơi những trò chơi thiên về sự chăm chú và kích thích tạo sự chú ý như chơi ú òa, chơi đuổi bắt
Nếu trẻ không tập trung và lơ là cần chạm và vỗ nhẹ vào trẻ để gây sự chú ý.
Nếu trẻ đang nhìn vật gì đó thì đưa ngang tầm mắt trẻ kích thích trẻ nhìn và cũng kích thích trẻ có động thái đòi hỏi đồ vật
- Thu hút sự chú ý của trẻ tự kỷ bằng cách 
 
Cố gắng làm cho trẻ thích thú một thứ gì đó hoặc cùng hưởng ứng và hòa nhập với các thích thú của trẻ
Khi nói tới một cái gì đó bạn nên chỉ cho trẻ những thứ đặc biệt liên quan tới nó.
Hãy cố gắng kiên trì và liên tục giúp cho trẻ hiểu được các hành động và cử chỉ bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi trẻ tự kỷ có món đồ chơi hay một bức tranh mà muốn cố ý muốn khoe bạn thì bạn cần nói những lời khen và đầy tình cảm và yêu thương như “ôi, chiếc xe đẹp quá” hay “con mẹ vẽ bức tranh đẹp quá”
 
_ Chỉ cho trẻ tự kỷ bắt chước tạo ra các âm thanh
 
Sử dụng các loại đồ chơi tạo ra âm thanh, chơi cùng với trẻ, cố gắng giúp trẻ có thể bắt chước và nói ra các loại âm thanh như trò chơi.
Giúp trẻ vận động miệng và môi bằng các trò chơi liên quan tới miệng chưa phun mưa.
Có thể chơi trò chơi hành động, trò chơi âm thanh để trẻ có thể phát ra âm thanh. Nên hát những bài hát dễ nhớ và ngắn, sau đó dừng lại để trẻ đệm vào bài hát.